Những thay đổi sinh lý hệ tuần hoàn phụ nữ khi có thai

NHỮNG THAY ĐỔI SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN PHỤ NỮ KHI CÓ THAI

Phụ nữ thời kỳ mang thai gây ra các thay đổi sinh lý trong tất cả các hệ thống cơ quan của người mẹ và hầu hết trở lại bình thường sau khi sinh, trong đó hệ tuần hoàn là cơ quan có những thay đổi rõ rệt và ảnh hưởng đến toàn thân người mẹ cũng như cho thai nhi, cụ thể như sau:

  • Cung lượng tim tăng từ 30 – 50%. Cung lượng tim gia tăng từ tuần thứ 6 và đạt tối đa vào tuần 20 – 24 của thai kỳ và duy trì cho đến lúc sinh. Sự gia tăng thể tích máu song song với sự gia tăng thể tích nhát bóp.
  • Khi bắt đầu mang thai, cung lượng tim tăng do tăng thể tích nhát bóp. Khi tuổi thai càng cao thì tăng nhịp tim thai là yếu tố chính; Và vì tình trạng động học này dẫn đến khi nghe tim hầu như các thai phụ có âm thổi nhẹ ở giữa thì tâm thu, có thể nghe được âm thổi liên tục do gia tăng dòng máu qua vú, Âm thổi mất đi sau sinh; Do đó cũng cần loại trừ bệnh tim thực tổn0 khi nghe được âm thổi tâm trương mặc dù âm thổi tâm trương có thể là biểu hiện sinh lý trong thai kỳ.
  • Sự gia tăng cung lượng tim ở phụ nữ thai kỳ là không hằng định, do tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới khi sản phụ nằm ngửa sẽ làm giảm hồi lưu máu về tim dẫn đến làm giảm cung lượng tim.
  • Kết quả Siêu âm tim cho thấy: Đường kính tâm thu thất trái tăng nhẹ, dù trong giới hạn còn bình thường. Sự co bóp thất trái giảm nhẹ và phân suất tống máu vẫn được duy trì. Đường kính gốc Động mạch chủ tăng trong suốt thai kỳ. Vận tốc dòng máu qua van gia tăng do tình trạng tăng động và hở van nhĩ thất nhẹ là bình thường.
  • Giảm kháng lực mạch máu ngoại biên khoảng 30% và đây là yếu tố chính trong các thay đổi sinh lý trong suốt thai kỳ. Giảm hậu tải là do dòng chảy qua bánh nhau cao, kháng lực mạch máu thấp.
  • Các áp lực động mạch vẫn bình thường trong thai kỳ, giảm áp lực có thể xảy ra ở kháng lực mạch máu phổi để bù trừ do sự gia tăng dòng màu
  • Các thay đổi huyết động xảy ra trong quá trình sinh do đau, lo lắng, các cơn co tử cung.
  • Ảnh hưởng đầu tiên trong 2 ảnh hưởng lên nhịp tim và huyết áp: Huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng trong các cơn co tử cung và đặc biệt là trong giai đoạn II chuyển dạ.
  • Các cơn co tử cung liên tục đến gia tăng cấp 50% cả nhịp tim và thể tích máu, có đến khoảng 300 – 400 ml máu từ tử cung được đưa vào tuần hoàn khi có cơn co tử cung. Do đó, cung lượng tim tăng 50% trong mỗi cơn co và tăng lên theo quá trình chuyển dạ.
  • Ngoài xuất huyết ngoại, cung lượng tim gia tăng ngay sau sinh khoảng 60 – 80% do không còn sự đè ép lên tĩnh mạch chủ dưới và tăng lượng máu do cơn co tử cung. Do đó, giai đoạn hậu sản đặc biệt liên quan đến nguy cơ ở thai phụ có bệnh tim thực tổn.
  • Sinh lý và tuần hoàn bào thai

Hình: Sinh lý và tuần hoàn bào thai

  • Cung lượng tim tăng đáng kể khi vào chuyển dạ, sau sinh trở về bình thường. Thể tích máu tăng đáng kể khi vào chuyển dạ, sau sinh trở về bình thường. Thể tích máu tăng nhưng hồng cầu không tăng nhiều nên nồng độ hemoglobin và hematocrit giảm.
  • Nhịp tim thường tăng lên 10 nhịp/phút
  • Trường hợp nếu có Phim X-Quang thì dễ thấy tim thay đổi vị trí hơi ra trước và bên trái. Cơ hoành bị đẩy lên đáng kể
  • Điện tâm đồ không thay đổi, trục điện tim hơi lệch trái.

TS.BS. Chu Dũng Sĩ – Giảng viên Y Khoa