NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU VÀ NGUY CƠ XUẤT HUYẾT DO QUÁ LIỀU CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU VÀ NGUY CƠ XUẤT HUYẾT DO QUÁ LIỀU CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K

            Chu Dũng Sĩ 1,2, Trần Thị Minh 2

(1)Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo.

(2)Bộ môn Nội, Học viện Y Dược Học CT Việt Nam.

TÓM TẮT:

Mục tiêu: Nghiên cứu 79 trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn đông máu khi đang điều trị bệnh với thuốc chống đông kháng vitamin K được phát hiện tại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo, Việt Nam trong thời gian từ 2/2021 – 11/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: NC thuần tập mô tả, tiến cứu. Những người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin K có chỉ số xét nghiệm INR vượt ngưỡng yêu cầu ở những người bệnh tuân thủ liều dùng và có thời điểm XN INR định kỳ 4 tuần/lần. Kết quả: Nhóm nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 65.65 ± 12.17 [33:85], đa số thuộc nhóm cao tuổi (73.4%). Tỉ lệ Nam giới (36.7%) thấp hơn so với nữ giới (63.3%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Người bệnh có biểu hiện xuất huyết chiếm 22.8%. Chỉ số INR có giá trị trung bình là 5.88 ± 3.0 [3.02 – 23.95]. Nhóm có mức độ INR > 5 (chiếm 51.9%) và nhóm có mức độ INR ≤5 (chiếm 48.1%) có tỉ lệ tương đương nhau. Trong nhóm rối loạn đông máu, nhóm có chỉ số INR >5 có nguy cơ gây xuất huyết chảy máu cao hơn nhóm có chỉ số INR < 5 (p < 0.0001). Người bệnh sử dụng CoEnzym Q10 và dinh dưỡng rau xanh thuộc họ cải (Brassicaceae) khá hay gặp (chiếm 31.6% và 35.4%) có thể ảnh hưởng rối loạn đông máu và đều gây tăng nguy cơ xuất huyết chảy máu với tỉ suất chênh OR lần lượt là 5.28 (CI: 1.72-16.17, với p = 0.003) (< 0.001) và 2.99 (CI: 1.01-8.80, với p = 0.042) có ý nghĩa thống kê. Sử dụng thuốc kháng vitamin K trên nền những người bệnh có nhiều bệnh lý nền phức tạp đi kèm, đặc biệt ở những người có kèm theo bệnh lý suy thận và bệnh lý cơ xương khớp dễ bị quá liều chống đông và dễ có nguy cơ xuất huyết với tỉ suất chênh OR lần lượt là 3.64 (CI: 1.17-11.32) với p = 0.027) và 3.52 (CI: 1.19-10.47 với p = 0.022) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nhóm nghiên cứu có rối loạn đông máu chủ yếu gặp ở nhóm cao tuổi. Nhóm nam giới gặp ít hơn so với nhóm nữ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Người bệnh có triệu chứng xuất huyết chảy máu chiếm 22.8%. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có chỉ số INR > 5 và nhóm có chỉ số INR ≤ 5 với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0.0001). Nhóm người bệnh sử dụng Coenzym Q10 và rau xanh họ rau cải chiếm khá phổ biến ở nhóm có rối loạn đông máu khi dùng thuốc kháng vitamin k. Những người bệnh sử dụng thuốc kháng vitamin k trên nền có kèm bệnh lý suy thận hoặc bệnh lý viêm cơ khớp kèm theo có nguy cơ gây xuất huyết chảy máu cao hơn, có ý nghĩa thống kê.

Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, INR, rối loạn đông máu, xuất huyết chảy máu.

 

ABSTRACT 

Research affects of factors on coagulation disorders and risk of bleeding complication of over anti-coagulation with Anti-Vitamin K 

Chu Dung Si  1,2, Tran Thi Minh 2

(1) Hai Phong – Vinh Bao International General Hospital.

(2)Modern Internal department, Vietnam University of Traditional Medicine and Pharmacy.

Objectives: Research effects of factors on 79 patients in over-anticoagulation with anti-vitamin k at Hai Phong – Vinh Bao International General Hospital. Methods: Description and Salvation study. In our tertiary care anticoagulation hospital patients with a INR testing index of more than over anticoagulation with vitamin k and chek INR with every 4 weeks. Results: The average research have age is 65.65 ± 12.17 years [33:85], all most of the elderly group (73.4%). The men group (36.7%) are lower than women group (63.3%) but there is no statistical difference (p > 0.05). Patients with hemorrahage signs account for 22.8%. The INR testing index has an average value is 5.88 ± 3.0 [3.02 – 23.95]. The group of INR> 5 level (51.9%) and the group of INR ≤5 level (48.1%) have the same ratio.  The group of INR> 5 level is a higher risk of bleeding than the group of INR ≤5 level (p <0.0001). Patients using coenzyme Q10 and green vegetable nutrition (Turnip Green) are quite common (accounting for 31.6% and 35.4%), its affect to coagulation with vitamin K and the cause of increased risk of bleeding with the rate of the difference is 5.28 (CI: 1.72-16.17, with P = 0.003) (<0.001) and 2.99 (CI: 1.01-8.80, with P = 0.042) of statistical significance. Patients using anti-vitamin K drugs on the background of patient with many complicated conditions are easily at risk of bleeding, especially in patients with renal impairment and musculoskeletal pathology are the cause of increased risk of bleeding with the rate of the difference is 3.64 (CI: 1.17-11.32) with P = 0.027) and 3.52 (CI: 1.19-10.47 with P = 0.022) of statistical significance. Conclusion: All most patients in over-anticoagulation are elderly group. The men group are lower than women group but there is no statistical difference. Patients with hemorrahage signs account for 22.8%. It have no difference between the group of INR> 5 level and the group of INR ≤5 level.  The group of INR> 5 level is a higher risk of bleeding than the group of INR ≤5 level, it’s statistical significance (p <0.0001). Patients using coenzyme Q10 and green vegetable nutrition are quite common, its affect to coagulation and the cause of increased risk of bleeding. Patients using anti-vitamin K drugs on the patients with renal impairment and musculoskeletal pathology are the cause of increased risk of bleeding, it’s statistical significance.

Keywords: Risk factors, INR, coagulation disorders, bleeding

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Rối loạn đông máu ở những người bệnh có sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K (thuốc kháng vitamin K là những dẫn xuất coumarin, gồm warfarin, acenocoumarol, phenprocoumon và ethylbiscoumacetate) khi điều trị người bệnh mắc các bệnh lý rung nhĩ, van tim nhân tạo, giãn nhĩ trái nặng,…có thể xảy ra biến chứng [1], [2], [3]. Khi xảy ra biến chứng, nó là một cấp cứu nội khoa chiếm khoảng 11% các trường hợp [4] hoặc hơn [2], [3]. Nhiều trường hợp đến muộn hoặc phát hiện muộn có thể dẫn đến mất máu nặng, huyết động không ổn định, sốc mất máu, thậm chí là đột quỵ do xuất huyết [5], [6] đòi hỏi vừa hồi sức, can thiệp và/hoặc phẫu thuật cấp cứu [3], [4], [7], [8].

Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo, Việt Nam đã đi vào hoạt động và đã nhanh chóng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân trong cộng đồng đến từ nhiều khu vực trong nước và quốc tế, số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày một tăng bao gồm cả các chuyên khoa sâu cũng là nhờ có đội ngũ y tế chuyên gia khám chữa bệnh, trong đó có lĩnh vực cấp cứu, nội khoa, Tim mạch. Thời gian qua, đã có nhiều trường hợp đến khám chữa bệnh trong tình trạng rối loạn đông máu phải xử trí cấp cứu kịp thời, trong đó chiếm phần lớn ở những người bệnh dùng thuốc chống đông kháng vitamin k và xuất phát từ nhiều nguyên nhân hay những yếu tố tác động khác nhau dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu. Thuốc chống đông kháng Vitamin K là thuốc điều trị trên Bệnh lý tim mạch có gây tắc mạch nhằm dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, bệnh van hai là, van tim nhân tạo, dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng [8], [10]; Tuy nhiên đi đôi với việc có lợi ích như vậy thì sử dụng thuốc chống đông cũng thường hay có tác dụng phụ trong đó có rối loạn đông máu mà biểu hiện hay gặp nhất là biến chứng chảy máu, biểu hiện chảy máu có thể xảy ra trên khắp cơ thể như hệ thần kinh trung ương, các chi, các phủ tạng, trong ổ bụng, trong nhãn cầu, dưới da…Đôi khi xảy ra tiêu chảy, đau khớp riêng lẻ. Một số trường hợp xảy ra dấu hiệu viêm mạch máu, tổn thương gan, rụng tóc, hoại tử da khu trú, mần ngứa da dị ứng [2], [11], [12], [13]…Trên thế giới và Việt nam cũng đã có một số nghiên cứu về chủ đề này, nhưng để nghiên cứu sâu riêng về những yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn đông máu thì còn khá ít nghiên cứu và vẫn còn nhiều ẩn số lớn liên quan quá trình rối loạn đông máu mà thế giới còn bỏ ngỏ [2], [11], [12], [13], [14]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn đông máu do dùng thuốc chống đông kháng vitamin K để điều trị bệnh’’.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu 79 trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn đông máu khi đến khám chữa bệnh ngoại trú tại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo, Việt Nam trong thời gian từ 2/2021 – 11/2022.

Những người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông kháng vitamin K có chỉ số xét nghiệm INR vượt ngưỡng yêu cầu được đánh giá thông qua xét nghiệm INR với khoảng cần đạt thông thường là 2.5-3,5 đối với những người bệnh mang van tim nhân tạo cơ học, và 2-3 trong những trường hợp còn lại. Những người bệnh tuân thủ liều dùng và cớ thời điểm xét nghiệm INR định kỳ 4 tuần/lần. Khi dùng quá liều thuốc chống đông (INR > 3.5 đối với người bệnh có van tim nhân tạo và INR > 3.0 ở những trường hợp còn lại) có thể gây ra chảy máu hoặc liều quá thấp không phát huy tác dụng có thể gây huyết khối [3], [4], [9].

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

NC thuần tập mô tả, tiến cứu. Tất cả các số liệu thu được xử lý trên máy tính theo phần mềm IBM SPSS 23.0. Sử dụng phân tích tỷ suất chênh OR (OR: Tỷ suất chênh – là sự so sánh odds của kết quả giữa một nhóm tiếp xúc và nhóm tiếp xúc thứ hai) với khoảng tin cậy 95% (95% CI). Mức ý nghĩa thống kê < 0,05 được sử dụng để đánh giá mối liên quan có ý nghĩa trong thống kê có phân tích.

  • Nếu OR > 1 thì yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh so với khả năng không mắc bệnh
  • Nếu OR = 1 thì không có mối liên hệ nào giữa yếu tố nguy cơ và khả năng mắc bệnh
  • Nếu OR < 1 thì yếu tố nguy cơ có thể làm giảm khả năng mắc bệnh so với khả năng không mắc bệnh [3], [4], [11].
  1. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Giá trị trung bình (tỉ lệ%)
Giới tính Nam: 25/79 nam (31.65%)
Nữ: 54/79 nữ (68.35%)
P > 0.05
Tuổi (năm): 65.65 ±12.62 [33-85]
Phân nhóm tuổi: Nhóm trẻ và nhóm cao tuổi Nhóm trẻ tuổi (=<60 tuổi): 21 (26.6%)
Nhóm cao tuổi (>60 tuổi): 58 (73.4%)
P > 0.05
BMI 23.19 ± 3.51 [17-28]  
Mức độ béo phì Béo phì 30/79 (38%)
Không béo phì 49/79 (62%)
Giá trị INR 5.88 ±  3.0 3.02 – 23.95
Mức độ INR ≤ 5 38/79 (48.1%)
> 5,0 41/79 (51.9%)
P > 0.05
Biểu hiện Xuất huyết chảy máu 18 18/79 (22.9%)
Nhóm có chỉ số INR >5: 17 17/18 (94.44%)
Nhóm có chỉ số INR ≤5: 1 1/18 (5.56%)
P = 0.0001

 Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65.65 ± 12.17, người bệnh lớn nhất là 85 tuổi và nhỏ nhất là 33 tuổi; Nhóm trẻ tuổi chiếm 26.6% và nhóm lớn tuổi chiếm 73.4% với p > 0.05; Như vậy phần lớn người bệnh trong nhóm nghiên cứu thuộc nhóm cao tuổi, cũng khá phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác là phần lớn rơi vào nhóm người cao tuổi mặc dù độ tuổi trung bình ở nhiều nghiên cứu có độ tuổi trung bình là cao hơn trong nghiên cứu chúng tôi là do đa số những quốc gia này có tuổi thọ trung bình cao hơn so với Việt Nam [7], [13], [14].

Nghiên cứu có tỷ lệ nữ giới khá cao (68.35%) so với nam giới (31.65%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Một số nghiên cứu cho thấy nam cao hơn nữ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; Gualtiero P (1996) cho thấy tỉ lệ nam và nữ giới gần tương đương (nữ giới chiếm 43% trong khi nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn là 57%) [3], Connolly S  cho thấy tỉ lệ nam cao hơn nữ nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa [7].

Chỉ số INR có giá trị trung bình là 5.88 ± 3.0 [3.02 – 23.95]. Nhóm có mức độ INR > 5 có nguy cơ xuất huyết cao chiếm tỷ lệ 51.9%, còn nhóm có mức độ INR ≤5 có nguy cơ xuất huyết thấp chiếm 48.1% cho thấy tỷ lệ người bệnh bị rối loạn đông máu được phát hiện với mức độ INR ở ngưỡng nguy cơ cao và nguy cơ thấp là tương đương (p > 0.05). Hầu hết số người bệnh chiếm 17/18 (94.44%) có dấu hiệu xuất huyết đều nằm trong nhóm có chỉ số INR > 5, trong khi cũng ghi nhận 1 trường hợp xuất huyết chảy máu với INR = 4.82 nằm trong nhóm INR ≤ 5 (p< 0.0001) với biểu hiện xuất huyết dưới da vị trí đầu các ngón chân gặp trên người bệnh Suy tim rung nhĩ – hẹp hở vừa van hai lá – Hở van động mạch chủ 2/4, Hở van ba lá nhiều – tăng huyết áp-suy thận-nhồi máu não cũ – đang dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K và đợt này có sử dụng thực phẩm rau xanh họ cải trong vòng 1 tuần dẫn đến rối loạn đông máu và đã được chúng tôi xử trí kịp thời khi người bệnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện; Vì vậy cần phải xử trí và quản lý tốt người bệnh khi phát hiện INR > 5, nhưng với những người bệnh rối loạn đông máu có chỉ số chưa quá cao trong nhóm INR ≤ 5 thì vẫn phải cần theo dõi đánh giá tình trạng lâm sàng để xử trí kịp thời khi có dấu hiệu xuất huyết chảy máu [8], [9].

Các nguyên nhân sinh lý bệnh của việc tăng nguy cơ biến cố xuất huyết là do nhiều yếu tố [2]; Chúng có thể là hậu quả trực tiếp của rối loạn chức năng tiểu cầu liên quan đến Ure huyết hoặc suy giảm kết dính và kết tập tiểu cầu; suy yếu kích hoạt thụ thể glycoprotein IIb hoặc IIIa tiểu cầu và liên kết với glycoprotein sau đó [4], [9]. Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Chức năng của vitamin K như một Coenzym cho carboxylase phụ thuộc vào vitamin K, một loại enzyme cần thiết để tổng hợp các protein liên quan đến quá trình cầm máu (đông máu) và chuyển hóa xương, và các chức năng sinh lý đa dạng khác. Prothrombin (yếu tố đông máu II) là một protein phụ thuộc vitamin K trong huyết tương tham gia trực tiếp vào quá trình đông máu. Vì vậy, những người bệnh đang dùng các loại thuốc chống đông máu này cần duy trì lượng vitamin K hấp thụ nhất quán để tránh hiện tượng biến loạn đông máu [3], [4], [8].

Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo

STT Các bệnh lý đi kèm N (%)
Phân bố theo lý do vào viện  
1 Chảy máu chân răng 4 (5.1%)
2 Xuất huyết dưới kết mạc 1 (1.3%)
3 Xuất huyết dưới da 11 (13.9%)
4 Xuất huyết tiêu hóa 2 (2.5%)
5 Sưng đau khớp 11 (13.9%)
6 Đau ngực 8 (10.1%)
7 Cơn hồi hộp trống ngực 10 (12.7%)
8 Cơn nhịp tim nhanh 5 (6.3%)
9 Khó thở 14 (17.7%)
10 Mệt mỏi/suy nhược 6 (7.6%)
11 Buồn nôn, nôn 4 (5.1%)
12 Cơn choáng, chóng mặt 3 (3.8%)
Phân bố theo Bệnh chính:  
1 Rung nhĩ 36 (45.6%)
2 Bệnh lý van tim đã phẫu thuật 35 (44.3%)
3 Bệnh lý van tim chưa phẫu thuật 8 (10.1%)
Các bệnh lý đi kèm:  
1 Tăng Huyết áp 40 (50.6%)
2 Đái tháo đường 8 (10.1%)
3 Suy tim 46 (58.2%)
4 Suy Thận 19 (24.1%)
5 Rung nhĩ 44 (55.7%)
6 Bệnh lý van tim đã phẫu thuật 24 (30.4%
7 Bệnh lý van tim chưa phẫu thuật 33 (41.8%)
8 Nhồi máu não 14 (17.7%)
9 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 40 (50.6%)
10 Stent động mạch vành 11 (13.9%)
11 Nhồi máu cơ tim cũ 3 (3.8%)
12 Basedow 7 (8.9%)
13 Suy giáp 5 (6.3%)
14 Cơ xương khớp có Sưng đau các khớp 26 (32.9%)
15 Viêm dạ dày 18 (22.8%)
Thực phẩm dinh dưỡng và thuốc đang điều trị
1 CoEnZym Q10 25 (31.6%)
2 Rau xanh họ cải 28 (35.4%)
3 Thuốc Rối loạn Lipid máu 54 (68.4%)
4 Thuốc cường giáp 4 (5.1%)
5 Thuốc Amiodarone 11 (13.9%)
6 Thuốc chẹn Beta 65 (82.3%)
7 Prednisone 2 (2.5%)
8 Chống viêm NSAID 6 (7.6%)
9 Hút thuốc lá 18 (22.8%)
10 Alcohol 5 (6.1%)

 Kết quả Bảng 2 cho thấy tỷ lệ những người bệnh có các triệu chứng xuất huyết là 18/79 chiếm 22.8%, trong đó biến chứng xuất huyết nặng chiếm 6/79 trường hợp (7.6%). Biểu hiện triệu chứng xuất huyết với dấu hiệu chủ yếu là xuất huyết dưới da chiếm 11/79 (13.9%), xuất huyết chảy máu chân răng chiếm 4/79 (5.1%) và có một trường hợp kèm chảy máu mũi do xuất huyết nút tiểu cầu; khá hiếm gặp các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa chiếm 2/79 (2.5%) và xuất huyết dưới kết mạc mắt xảy ra một trường hợp chiếm 1.3%. Nghiên cứu của chúng tôi gặp tỉ lệ xuất huyết nhiều hơn nghiên cứu khác như nghiên cứu của Eichinger S. năm 2016 tại Austria có tỉ lệ xuất huyết khoảng 11% [4]; Kết quả nghiên cứu chúng tôi có tỉ lệ này cao hơn là do Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia Tim mạch với chuyên khoa sâu hơn so với các Bệnh viện vùng lân cận nên người bệnh dễ chọn lựa đến kiểm tra và theo dõi khi có dấu hiệu bất thường, mặt khác do thói quen vùng miền nên nhiều người bệnh sử dụng một số loại thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất Coenzym Q10 cũng như thực phẩm dinh dưỡng nhóm rau xanh họ cải, họ cúc ở vùng được trồng nhiều rau xanh, điều đó dễ gây ra rối loạn động máu; Karen EG (2004) còn cho thấy tỉ lệ xuất huyết chảy máu có thể lên đến khoảng 10% nhưng thực tế có đến 25% người bệnh có khả năng bị chảy máu ít nhất 1 lần mỗi năm [8].

Nghiên cứu của chúng tôi chưa gặp trường hợp nào xuất huyết não tuy nhiên khi có hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc mắt cũng gợi ý cảnh báo nguy cơ cao xuất huyết não do cấu trúc các động mạch não và cấu trúc mạch máu ở mắt có sự tương đồng; Connoly SJ (2009) đã cho thấy mức độ biến chứng nguy hiểm khi tỉ lệ đột quỵ xuất huyết xảy ra 3.36% và tỉ lệ tử vong là 4.13% mỗi năm ở nhóm sử dụng warfarin [7].

Trong 2 trường hợp xuất huyết tiêu hóa cao có 1 trường hợp người bệnh nam 85 tuổi vào viện với triệu chứng choáng ngất mệt thỉu, huyết áp tụt và đi ngoài phân đen do xuất huyết dạ dày nặng được xử trí cấp cứu; Đối với trường hợp này do người bệnh dùng thuốc kháng vitamin K quá liều trên nền Viêm dạ dày; mặc dù với chỉ số INR không quá cao (INR = 6.82) nhưng có triệu trứng xuất huyết đường tiêu hóa cao nặng, Vì vậy, ngoài việc người bệnh được xử trí cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao nặng do tình trạng viêm loét dạ dày – hành tá tràng với phác đồ PPI tiêm tĩnh mạch bolus 80 mg, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 8mg/giờ trong 72 giờ, đồng thời truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh do mất máu nặng, thở oxy kính mũi, bên cạnh đó chúng tôi còn phải đồng thời xử trí yếu tố đả kích gây rối loạn đông máu nặng bằng cách tiêm ngay đường tĩnh mạch một liều thuốc 10 mg Vitamin K1 và 12h sau nhắc lại một liều tiêm 10mg vitamin k sau 12h nhằm đảo ngược tình trạng đông máu, người bệnh sớm được ổn định [2] [3].

Trường hợp có chỉ số INR cao nhất trong nghiên cứu này là INR = 23.95 gặp ở người bệnh Nam 62 tuổi có tình trạng Suy tim, Rung nhĩ, Tăng Huyết áp, Hẹp Hai lá, Hở Hai lá (3/4), Hở van ĐM Chủ ¼; Người bệnh vào viện vì có biểu hiện xuất huyết dưới da nhiều vị trí kèm có xuất huyết chảy máu ở mũi, khai thác phát hiện người bệnh đang dùng thuốc chống đông kháng Vitami và đợt này đang sử dụng thực phẩm chức năng có chứa thành phần CoEnzym Q10; người bệnh đã được xử trí cấp cứu hồi sức, nhét meche mũi trước để cầm máu và sử dụng Vitamin K đường tĩnh mạch để điều trị quá liều chống đông, sau xử trí tình trạng rối loạn đông máu người bệnh đã được ổn định [3] [9].

Về nguyên tắc xử trí quá liều chống đông kháng vitamin K, nếu có dấu hiệu xuất huyết chảy máu với chỉ số INR tăng bất kỳ với trị số nào thì phải ngừng Warfarin ngay kèm tiêm tĩnh mạch 10 mg vitamin K1, có thể tiêm lại vitamin K1 sau 12h. Truyền máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh tùy theo tình trạng lâm sàng. Những trường hợp có rối loạn đông máu nhưng chưa có dấu hiệu xuất huyết chảy máu, tùy theo mức độ của chỉ số INR mà xử trí khác nhau: Với trường hợp có INR < 5 thì có thể giảm liều warfarin hoặc ngừng 1 liều warfarin và chỉnh liều; Với chỉ số 5 < INR < 9 thường cho ngừng 2 liều warfarin rồi xét nghiệm lại và chỉnh liều tiếp; Với chỉ số INR > 9 nhưng không xuất huyết thì thường cho ngừng warfarin kèm dùng 1 liều 10mg vitamin K1 sau đó đánh giá lại và chỉnh liều [3] [9]. Tất cả các trường hợp rối loạn đông máu nhất là những là những biến cố xuất huyết chảy máu đều được chúng tôi xử trí nhanh chóng kịp thời ổn định tình trạng quá liều thuốc chống đông đưa INR về bình thường, phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng cũng như mức độ chảy máu để lựa chọn thời điểm sử dụng lại thuốc kháng Vitamin K hoặc các thuốc chống đông khác nhằm đảm bảo an toàn và điều trị ổn định. Khi chỉ số INR ổn định, tiếp tục được theo dõi định kỳ 4 tuần/lần.

Bệnh lý chính để chỉ định phải dùng thuốc chống đông kháng vitamin K chủ yếu là rung nhĩ, cuồng nhĩ chiếm 45.6%, bệnh lý van tim đã phẫu thuật thay van tim cơ học cũng chiếm tỷ lệ tương đương 44.3%, còn lại là nhóm bệnh lý van tim nhưng chưa phẫu thuật van tim nhưng có kèm rung nhĩ hoặc suy tim chiếm 10.1% [3] [8]. Nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ gặp người bệnh rung nhĩ và bệnh lý van tim cao hơn một số nghiên cứu khác như Karn EG và cộng sự gặp 35% người bệnh rung nhĩ và 20% người bệnh có bệnh lý van tim đã phẫu thuật [10].

Bệnh lý nền kèm theo ở những người bệnh này có bệnh suy tim hoặc suy tim đã cải thiện chức năng là hay gặp nhiều nhất chiếm 58.2%, rung nhĩ và cuồng nhĩ chiếm 55.7%, tăng huyết áp (50.6%), sau đó là nhóm tiểu đường (10.1%), suy thận (24.1%), bệnh van tim đã thay van cơ học và bệnh lý van tim nhưng chưa phẫu thuật chiếm lần lượt 30.4% và 41.8%, nhóm người bệnh có nhồi máu não chiếm 17.7%, Bệnh tim thiếu máu cục bộ cũng hay gặp (50.6%), stent động mạch vành chiếm 13.9%, nhồi máu cơ tim chiếm 3.8%, basedow và suy giáp ít gặp hơn chiếm 8.9% và 6.3%, viêm dạ dày kèm theo chiếm 22.8%, tỷ lệ người bệnh vào viện với biểu hiện sưng đau các khớp chiếm tỷ lệ 32.9%. [16].

Tỷ lệ người bệnh sử dụng CoEnzym Q10 chiếm 25/79 (31.6%) chứng tỏ việc xuất hiện tình trạng rối loạn đông máu khá hay gặp ở những người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông kháng Vitamin K kèm với thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất coenzyme Q10 [16], [17].

Số người bệnh sử dụng thực phẩm rau thuộc họ cải (Brassicaceae) cũng khá phổ biến chiếm 28/79 (35.4%), đây là nhóm thực phẩm có rất nhiều vitamin K, trong đó chủ yếu là rau cải bắp, bông cải xanh,… rau diếp; Chứng tỏ ở những người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông có rối loạn đông máu với chỉ số INR cao khá hay gặp ở những người bệnh có thói quen ăn thức ăn nhóm rau xanh như rau họ cải…

 3.2. Những yếu tố liên quan tình trạng rối loạn đông máu ở người bệnh đang sử dụng thuốc kháng vitamin K

 Bảng 3: Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ chảy máu

STT Các yếu tố nguy cơ: Tỉ suất chênh OR 95% CI p
1 Giới 2.05 0.71-5.96 0.146
2 Tuổi (>60 tuổi) 0.276 0.06-1.32 0.078
4 CoEnZym Q10 5.276 1.72-16.17 0.003
5 Rau xanh họ cải 2.99 1.01-8.80 0.042
6 Thuốc RLLPM 2.82 0.74-10.83 0.100
7 Thuốc cường giáp 1.14 0.11-11.65 0.653
8 Thuốc Amiodarone 1.33 0.31-5.62 0.481
9 Thuốc chẹn Beta 1.10 0.27-4.47 0.602
10 Prednisone 3.53 0.21-59.43 0.406
11 NSAID 3.87 0.71-21.12 0.128
12 BMI 1.91 0.66-5.52 0.178
13 Hút thuốc lá 2.89 0.92-9.14 0.066
14 Alcohol 2.417 0.38-15.7 0.319

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy các yếu tố nguy cơ về giới (nữ), thừa cân béo phì, hút thuốc lá và sử dụng rượu hoặc dùng những nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu, thuốc điều trị bệnh lý cường giáp, các thuốc rối loạn nhịp tim như Amiodarone, chẹn Beta giao cảm, thuốc điều trị chống viêm (prednisone, NSAIDS) có nguy cơ làm tăng khả năng nguy cơ xuất huyết (OR > 1) nhưng chưa thực sự có ý nghĩa thống kê trên cỡ mẫu nghiên cứu này (p > 0.05), có lẽ cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn nữa cho những yếu tố nguy cơ này.

Tuy nhiên, việc sử dụng thực phẩm chức năng mà có chứa thành phần Coenzym Q10 và dinh dưỡng rau xanh thuộc họ cải thì ngoài việc chiếm tỉ lệ khá phổ biến ở những người bệnh có rối loạn đông máu còn cho thấy có nguy cơ làm tăng nguy cơ xuất huyết với tỉ suất chênh OR (OR > 1) lần lượt là 5.28 và 2.99 đều có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Điều này chứng tỏ thực sự có mối liên quan nhân quả giữa việc sử dụng thực phầm chức năng có chứa thành phần Coenzym Q10 và rau ranh họ cải đối với tình trạng gây ra rối loạn đông máu và nguy cơ cao gây xuất huyết chảy máu do quá liều thuốc chống đông kháng.

Nghiên cứu còn cho thấy một số người bệnh sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K khi sử dụng thêm thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất CoEnzymQ10 dễ gặp chỉ số INR cao và có nguy cơ biến chứng chảy máu nặng. CoEnzymQ10 là một hợp chất tan trong chất béo, là một thực phẩm bổ sung có chứa thành phần chính là Ubidecarenon còn được gọi là ubiquinone, đó là một coenzyme nội sinh có cấu trúc tương tự như vitamin K, Ubidecarenone có nhiều chức năng, trong đó nó là một thành phần thiết yếu của quá trình chuỗi vận chuyển điện tử và sản xuất năng lượng (ATP); CoEnzymQ10 trung hòa các gốc tự do nên có tác dụng chống oxy hóa rất hiệu quả; Nó tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng tế bào nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Những đặc tính này giúp bảo vệ các tế bào và ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính. CoenzymeQ10 đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư và giảm chứng đau nửa đầu, nó cũng có thể làm giảm tổn thương oxy hóa dẫn đến mỏi cơ, tổn thương da và các bệnh về não và phổi. Việc bổ sung CoenzymeQ10 đơn độc hay kết hợp với các chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị trong một số bệnh lý….Vì vậy sản phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên cũng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên đối với những người bệnh có sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K thì do Coenzyme Q10 có những đặc tính tương tự một vitamin có cấu trúc giống vitamin K sẽ gây tương tác thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc chống đông kháng vitamin K, điều này vô hình dẫn đến việc phải chỉnh tăng liều thuốc chống đông kháng vitamin K nhằm đạt được liều hoặc chỉnh tăng giảm thất thường tùy theo chỉ số INR, khó kiểm soát hơn trong điều chỉnh liều thuốc chống đông, khi mất cân bằng lượng Coenzyme Q10 đưa vào cơ thể sẽ rất dễ gây ra biến loạn đông máu, trong đó có biến chứng xuất huyết chảy máu với chỉ số INR tăng cao. Khuyến cáo nên cẩn trọng và không nên dùng hoạt chất ConEnzyme Q10 trong lúc điều trị thuốc chống đông kháng vitamin k vì rất dễ gây ra tình trạng rối loạn đông máu và nguy cơ cao cho biến chứng xuất huyết chảy máu [16], [17].

Nghiên cứu còn cho thấy những người bệnh sử dụng thực phẩm nhóm rau xanh họ cải khi đang dùng thuốc chống đông kháng vitamin K cũng dễ gặp chỉ số INR cao và cũng có nguy cơ biến chứng chảy máu nặng. Những nghiên cứu kinh điển chỉ ra rằng Vitamin K là một loại Vitamin được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như bông cải xanh, súp lơ, và cải Brussels…đều thuộc họ  cải (Brassicaceae) [12], [13]; Tương tự những rau lá xanh khác như rau xanh thuộc họ cúc (Asteraceae) hay gặp là rau diếp, rau xà lách, rau cải cúc,… gần giống họ cải và thành phần cũng có chứa nhiều vitamin K.

Những người bệnh khi đang dùng thuốc chống đông kháng vitamin K khi sử dụng thực phẩm rau xanh chứa nhiều vitamin K nên điều tiết vừa phải, ổn định có sự cân bằng trong chế độ ăn, vì các loại rau có lá xanh như rau họ cải (Bông cải xanh, súp lơ xanh,…), rau họ cúc (Rau diếp, rau xà lách, rau củ cải,…) có chứa nhiều vitamin K sẽ làm giảm tác dụng của thuốc chống đông kháng vitamin K [18], [19], điều này dẫn đến việc chỉnh tăng liều thuốc chống đông kháng vitamin K mới đạt được liều hoặc chỉnh tăng giảm thất thường tùy theo chỉ số xét nghiệm INR, khó kiểm soát hơn trong điều chỉnh thuốc chống đông, khi mất cân bằng về nguồn dinh dưỡng loại rau xanh giàu vitamin K, rất dễ gây ra biến loạn đông máu, trong đó có rối loạn biến chứng xuất huyết chảy máu với chỉ số INR tăng cao…Một số người bệnh đã được tư vấn tránh rau xanh họ cải nhưng họ lại không tìm hiểu thực tế được hết những loại rau xanh nào là rau thuộc họ cải; Bên cạnh đấy cũng cần lưu ý thêm là một số rau như rau xà lách, rau Diếp, rau cải cúc…mặc dù thuộc họ cúc nhưng nó gần giống với họ cải và cũng cho tương tác thuốc tương tự đối với thuốc chống đông kháng vitamin K [18], [19].

Vì vậy, khi chỉ định cho người bệnh dùng thuốc chống đông kháng vitamin K, cần tránh  những thực phẩm chức năng bổ sung có chứa hoạt chất CoenzymQ10 trong đó; Đối với thực phẩm dinh dưỡng thì cần phải tư vấn kỹ lưỡng những thực phẩm thuộc nhóm rau xanh họ cải, kể cả những thực phẩm khác có chứa thành phần Vitamin K. Mặt khác đáp ứng với thuốc chống đông còn liên quan đến chế độ ăn, thể tích nội mạch, thay đổi chuyển hóa thuốc, tương tác thuốc, tình trạng thiếu vitamin k, sự tuân thủ điều trị của người bệnh [12], [15].

Bảng 4: Phân tích đa biến các yếu tố bệnh lý kèm theo ảnh hưởng nguy cơ chảy máu

STT Các yếu tố nguy cơ: Tỉ suất chênh OR 95% CI p
1 Tăng Huyết áp 4.07 0.91-18.32 0.074
2 Đái tháo đường 0.45 0.12-1.78 0.215
3 Suy tim 0.87 0.30-2.51 0.501
4 Suy Thận 3.64 1.17-11.32 0.027
5 Rung nhĩ 0.99 0.35-2.87 0.599
6 Bệnh lý van tim đã phẫu thuật 0.85 0.27-2.73 0.516
7 Bệnh lý van tim chưa phẫu thuật 0.86 0.29-2.51 0.499
8 Nhồi máu não 0.51 0.10-2.53 0.327
9 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 1.29 0.45-3.72 0.418
10 Stent Động mạch vành 3.53 0.93-13.36 0.067
11 Nhồi máu cơ tim cũ 7.5 0.64-88.05 0.128
12 Basedow 1.4 0.25-7.91 0.505
13 Suy giáp 0.84 0.09-8.01 0.681
14 Cơ xương khớp có Sưng đau các khớp 3.52 1.19-10.47 0.022
15 Viêm dạ dày 2.89 0.92-9.14 0.066

Các bệnh lý như tăng huyết áp, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, stent động mạch vành, nhồi máu cơ tim cũ, Basedow, viêm dạ dày đều có nguy cơ gây tăng khả năng nguy cơ xuất huyết khi dùng thuốc chống đông nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0.05), có thể do cần có thống kê với cỡ mẫu lớn hơn nữa để khẳng định về vấn đề này.

Bên cạnh đó, những bệnh lý nền kèm theo như bệnh suy thận (chiếm 24.1%) và cơ xương khớp (chiếm 32.9%) là yếu tố nguy cơ rất rõ ràng làm tăng nguy cơ khả năng xuất huyết với OR lần lượt là OR = 3.64 và OR = 3.52 (đều có OR >1), với p < 0.05.

Ở những người bệnh có bệnh lý suy thận kèm theo có thể ảnh hưởng đến nhiềm cơ quan trong cơ thể, người bệnh suy thận có thể có 2 nguy cơ cùng một lúc đối với vấn đề mạch máu đó là rất dễ bị hình thành huyết khối và kèm theo nguy cơ xuất huyết cao bởi vì suy thận khiến không đào thải được hết các chất độc nên những chất này sẽ bám vào thành mạch làm cho mạch máu bị tắc nghẽn từ đó gây nguy cơ huyết khối dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, ngoài ra suy thận cũng dẫn đến một nghịch lý là vì suy giảm chức năng thận sẽ gây rối loạn chức năng mạch máu có thể dẫn đến xu hướng hình thành các vi mạch nhỏ xuất huyết làm tăng nguy cơ biến cố xuất huyết; Hơn nữa người bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) sẽ phải chịu các chiến lược chẩn đoán và biện pháp điều trị xâm lấn thường xuyên, chẳng hạn như tiếp cận mạch trung tâm và chạy thận nhân tạo (cộng với phải dùng heparin thường xuyên sau đó), cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. [3] [8] [10] [12]. Bằng chứng là từ nghiên cứu của Shah M. (2014) tại đa trung tâm (Quebec và Ontato, Canada) cho thấy những người bệnh lọc máu sử dụng warfarin so với không sử dụng warfarin có liên quan đến nguy cơ đột quỵ chảy máu cao hơn có ý nghĩa thống kê (tỉ suất chênh OR là 1.44; khoảng tin cậy 95%, 1.13-1.85) [6]. Chan và cộng sự đã nghiên cứu đoàn hệ trên 1671 người bệnh rung nhĩ đang chạy thận nhân tạo thấy nguy cơ bao gồm đột quỵ và tử vong cao hơn 1,9 lần khi sử dụng warfarin [6]. Trong một nghiên cứu khác, Wizemann và cộng sự đã báo cáo việc sử dụng warafin ở nhóm người bệnh rung nhĩ trên 75 tuổi (n=107) trải qua chạy thận nhân tạo có liên quan nguy cơ đột quỵ và tử vong cao gấp 2,2 lần [6]. Winkelmayer và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu thuần tập hồi cứu ở những người bệnh chạy thận nhân tạo có rung nhĩ thấy việc sử dụng warfarin có liên quan đến nguy cơ đột quỵ do xuất huyết cao gấp 2.4 lần [6]. Thực tế, sử dụng thuốc chống đông (OACs) trên người bệnh suy thận thường là thuốc chống đông kháng vitamin K (VKAs) và chống đông đường uống trực tiếp (DOACs) [2] [9] [11]. Do đó cần lưu ý là ở những người bệnh này có cả tác dụng có lợi và cả tác dụng bất lợi khi dùng thuốc chống đông kháng vitamin K.

Ở những người bệnh có bệnh lý cơ xương khớp, khá nhiều người đang được điều trị với thuốc chống đông đến khám với biểu hiện sưng đau khớp (tỷ lệ người bệnh đến khám với biểu hiện sưng đau các khớp chiếm tỷ lệ 32.9%), trong số này qua kiểm tra đáng giá phát hiện kèm tình trạng rối loạn đông máu và những biểu hiện thường gặp nếu có biến chứng xuất huyết đa số là những vết bầm tím dưới da, rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý cơ xương khớp đơn thuần hoặc bệnh lý suy tuyến thượng thận; Ngoài ra xu hướng chảy máu có thể là kết quả của việc những người có bệnh lý cơ xương khớp thường hay được sử dụng thuốc giảm đau chống viêm như kháng viêm không steroid…nên có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết chảy máu khi phối hợp với thuốc chống đông máu 12], [13]. Do đó, người bệnh cần được kiểm tra đánh giá thường quy chức năng thận trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K.

Người cao tuổi là nhóm người bệnh khá phức tạp và có khả năng mắc nhiều bệnh phối hợp. Việc quan tâm đến những bệnh lý kèm theo là hết sức quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các yếu tố đều được tính đến khi hoạch định chiến lược điều trị với thuốc kháng vitamin K [8]; Và cuối cùng thì việc cần theo dõi sát trên lâm sàng cũng như việc cần phải chỉnh liều trong quá trình điều trị của mỗi cá thể người bệnh nhằm kiểm soát chỉ số INR trong giới hạn an toàn khi điều trị và dự phòng chống huyết khối là vô cùng quan trọng, người bệnh cần được kiểm tra và theo dõi thường quy chức năng đông máu trong quá trình theo dõi và điều trị.

 

  1. KẾT LUẬN
    • Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

Độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu phần lớn thuộc nhóm cao tuổi với độ tuổi trung bình là 65.65 ± 12.17 [33:85]. Nam giới (31.65%) có tỉ lệ thấp hơn so với nữ giới (68.35%) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0.05.

Tỷ lệ người bệnh có triệu chứng xuất huyết chiếm 22.8% và biến chứng xuất huyết nặng chiếm 7.6%. Chỉ số INR có giá trị trung bình là 5.88 ± 3.0 [3.02 – 23.95]. Nhóm có mức độ INR > 5 chiếm 51.9%, còn nhóm có mức độ INR ≤5 chiếm 48.1%, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, p > 0.05. Nhóm có chỉ số INR có nguy cơ cao (INR > 5) gây rối loạn đông máu và nguy cơ xuất huyết chảy máu cao hơn nhóm có chỉ số INR có nguy cơ thấp (INR ≤ 5) với p < 0.001.

  • Ảnh hưởng của các yếu tố đến nguy cơ chảy máu

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ chảy máu, trong đó việc sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa Coenzyme Q10 và thực phẩm dinh dưỡng rau xanh thuộc họ cải (Brassicaceae) khá hay gặp ở những người bệnh có rối loạn đông máu (chiếm 31.6% và 35.4%), đều có thể gây ảnh hưởng biến loạn rối loạn đông máu và gây tăng nguy cơ xuất huyết chảy máu với tỉ suất chênh OR lần lượt là OR = 5.28 (CI: 1.72-16.17) với p = 0.003 (< 0.001) và OR = 2.99 (CI: 1.01-8.80) với p = 0.042 (< 0.05), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.

Khuyến cáo cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng vitamin K trên nền những người bệnh có nhiều bệnh lý nền phức tạp đi kèm, đặc biệt ở những người bệnh có kèm theo bệnh suy thận (chiếm 24.1%) và bệnh lý cơ xương khớp (32.9%) khi quá liều chống đông dễ có nguy cơ xuất huyết với tỉ suất chênh OR lần lượt là OR = 3.64 (CI: 1.17-11.32) với p = 0.027 (< 0.05) và OR = 3.52 (CI: 1.19-10.47) với p = 0.022 (< 0.05), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Vos , Esposito G., Edirisinghe JN. et al. (2012). Vitamin K2 is a mitochondrial electron carrier that rescues pink1 deficiency. Science. 2012 Jun 8; 336 (6086): 1306 – 10.
  2. Watson HG., Baglin T., Laidlaw SL., et al (2001). A comparison of the efficacy and rate of response to oral and intravenous Vitamin K in reversal of over-anticoagulation with warfarin. British Journal of Hematology 2001 Oct; 115 (1): 145 –
  3. Palareti, Leali N., Cocheri S. et al (1996). Bleeding complications of oral anticoagulation treatment: an inception – cohort, prospective collaborative study (ISCOAT). Italian Study on Complications of Oral Anticoagulant Therapy. The Lancet. 1996 Aug 17; 348 (9025): 423 – 8.
  4. Eichinger (2016). Reversing vitamin K antagonists: making the old new again. American society of Hematology; 2016 (1): 605-611.
  5. Steffel J., Collins R., Antz M. et al (2021). The 2021 European Heart Rhythm Association Practical Guide on the use of non – vitamin K antagonist oral anticoagulants in patients with atrial fibrillation: excutive summary. 2021 Oct 9; 23 (10): 1612-1676.
  6. Shah M., Tsadok MA., Jackevicius CA. et al (2014). Warfarin Use and the Risk for Stroke and Bleeding in Patients With Atrial Fibrillation Undergoing Dialysis. Circulation. 2014 Mar 18; 129 (11): 1196 – 203.
  7. Connolly SJ., Ezekowitz MD., Yusuf S. et al (2009). Dabigatran versus Warfarin in Patients with Atrial Fibrillation. The New England Journal of Medicine; 361 (12): 1139 – 1151.
  8. Koutrouvelis, Abouleish A., Indrikovs A. et al (2010). Case Scenario: Emerengency Reserval of Oral Anticoagulation. Anesthesiology 2010; 113 (5): 1192-7.
  9. Gunther, Conway G., Leibach L. et al (2004). Low-dose oral vitamin K is safe and effective for outpatient management of patients with an INR > 10. Thrombosis Research 2004; 113 (3-4): 205 – 9.
  10. Bhatia HS., Hsu JC., Kim RJ. (2018). Atrial Fibrillation and Chronic Kydney Disease: A review of Options for Therapeutic Anticoaglulation to Reduce Thromboembolism Risk. Clinical Cardiology 2018; 41 (10): 1395 – 1402.
  11. Lee, Kim BJ., Kim E. et al. (2019). Dissipation Kinetics and the Pre-Harvest Residue Limits of Acetamiprid and Chlorantraniiprole in Kimchi Cabbage Using Ultra-Performance Liquid Chromatography-Tandem Mass Spectrometry. Molecules. 2019; 24 (14): 2616).
  12. O’Sullivan S.M., Galvin K., Heneghan C. et al (2018). Does daily consumption of vitamin K1 from cruciferous vegetables reach the circulation and the knee joint? Proceedings of the Nutrition Society (2018); 77 (OCE2): E68.
  13. Kurosu M., Began E. (2010). Vitamin K2 in Electron Transport System: Are Enzymes Involved in Vitamin K2 Biosynthesis Promising Drug Targets? Molecules 2010 Mar; 15 (3): 1531-1553
  14. Davis E., Darais , Fuji K., et al. (2020). Prescribing and Safety of Direct-Ating Oral Anticoagulants Compared to Warfarin in Patients with Atrial Fibrillation on Chronic Hemodialysis. Pharmacy 2020; 8 (1): 37.
  15. Bellone F., Cinquegrani M., Nicotera R., et al. (2022). Role of Vitamin K in Chronic Kidney Disease: A Focus on Bone and Cardiovascular Health. International Journal of Molecular Sciences. 2022; 23 (9):
  16. Fotino A, Thompson-Paul AM., Bazzano LA. (2013). Effect of coenzyme Q10 supplementation on heart failure: a meta-analysis. Am J Clin Nutr 2013; 97 (2): 268 – 275.
  17. Qu H., Guo M., Chai H., et al. (2018). Effects of Coenzyme Q10 on Statin-Induced Myopathy: An Updated Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Journal of the American Heart Association; 7 (19): e009835.
  18. Ashirova ZB., Kuzhantaeva ZZ., Abdrassulova ZT et al. (2021). Studying Phytochemical Features of Three Asteraceae Herbs Growing Wild in Kazakhstan. Floresta e Ambiente 2021; 28 (4): e20210060.
  19. Michel J., Abb Rani NZ., Husain K (2020). A Review on the Potential Use of Medicinal Plants From Asteraceae and Lamiaceae Plant Family in Cardiovascular Diseases. Pharmacol. 2020; 11: (852): 1-26.